CÁCH KÍCH THÍCH CÂY NHÃN RA HOA VÀ QUY TRÌNH CHĂM SÓC

Khí hậu: Thường thì cây nhãn chỉ thích hợp trồng ở những khu vực có nhiệt độ trung bình từ 21-27 độ C, còn khi vào mùa trổ hoa kết trái thì chúng cần nhiệt độ cao hơn ( Khoảng 25-31 độ C). Ngoài ra, giống cây ăn trái này cũng rất ưa trảng, có nghĩa là nếu bị rợp cây thì chúng sẽ cho ít trái. Chỉ có những cành nhánh tiếp nhận đẩy đủ lượng ánh nắng mặt trời mới sai trái.

Đất trồng: Trên thực tế thì cây nhãn không có quá nhiêu yêu cầu khắc khe về đất trồng, chúng gần như có thể sống được ở những vùng đất ngọn và thậm chí cả vùng đất nhiễm mặn. Tuy nhiên, đất trồng nhãn phù hợp và tốt nhất vẫn là đất cát giồng, cát pha, đất cồn và đất phù sa ven sông ( Độ PH của đất từ 5-7). Lưu ý: Không nên trồng nhãn ở vùng đất sét nặng.

Thời điểm xuống giống: Trường hợp khu vực trồng nhãn có nguồn nước dồi dào thì nên chọn xuống giống vào cuối mùa mưa ( Khoáng tháng 10-11), đến mùa nắng thì cây sẽ có đủ ánh nắng để phát triển. Còn khi xuống giống vào khoảng tháng 5 đến tháng sau thì bà còn cần phải lưu ý việc thoát nước, nếu không thì cây sẽ chết do nghẹn rễ.

Chọn giống:

Nhãn tiêu da bò: Giống nhãn này có ưu điểm phát triển nhanh chóng, năng suất cao, dễ áp dụng cách xử lý cho nhãn ra hoa trái mùa vụ. Khi chín, nhãn tiệu da bò thường có màu da bò, cơm dày, ngọt vừa, nhưng ít nước và thơm nhẹ.
Nhãn giồng da bò: Giống nhãn này được trồng chủ yếu ở những khu vực có đất cát giồng, cho trái lớn, cơm dày và ít nước. Tuy nhiên, mỗi năm nhãn giồng da bò chỉ cho một mùa vụ nên không mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhãn long: Đây là giống nhãn không được nhiều người lựa chọn, mặc dù chúng cho năng suất rất cao ( 2 vụ trong một năm), thế nhưng phẩm chất trái lại không tốt, cơm mỏng, hạt to, nhiều nước,…

Nhãn xuồng cơm vàng: Tuy không cho năng suất cao nhưng bì lại nhãn xuồng cơm vàng rất dày cơm, thơm ngon. Vì vậy giống này cũng được khá nhiều người lựa chọn, người tiêu dụng cũng ưa chuộng sản phẩm này.
Bên cạnh những giống nhãn đã kể trên, còn rất nhiều giống nhãn ngoại nhập khác như: Nhãn hồng, Hưng Yên, nhãn nước, nhãn đường phèn,…


KỸ THUẬT TRỒNG NHÃN
Cách chuẩn bị đất trồng:

Khả năng chịu nước của rễ nhãn rất kém, nếu đất trồng bị nhập úng trong một thời gian nhất định sẽ làm cây nhãn bị thối rễ và gây chết cây. Chính vì vậy, khi bà con muốn tiến hành trồng nhãn cần phải thiết kế hệ thống thoát nước vào mùa mưa. Vị trí trồng nhãn tốt nhất là trên những mô đất cao, các mô đất nên đắp thành hình tròn để không bị đọng nước lại, kích thước mỗi mô đất trung bình là 60-80cm và cao 50-70cm.

Bên cạnh đó, đất trong nhãn cần trộn tro, trấu, 10-15kg phân chuồng hoai, 0,5kg phân lân. Trước khi xuống giống tầm 15-30 ngày, bà con nên trộn đầy đù những loại phân này ở mô đất trồng. Tùy thuộc vào điều kiện đất trồng ( Độ cao vùa vườn), bà con nên cân đối việc nên đào mương rãnh nông hay cạn, rộng hay hẹp. Thông thường thì mương rộng từ 3-4m, liếp thì khoảng 8m và sâu 2m.

Khoảng cách giữa các cây:

Dựa vào chiều cao của đất trồng, bà con có thể cân đối khoảng cách giữa các cây trong hàng phù hợp nhất. Thường là 6×5 hoặc 6x6m, có nghĩa là cứ 1 heta đất sẽ trồng được từ 300-350 cây nhãn. Vào những năm đầu tiên ( Cây chưa cho trái), bà con có thể trồng thêm một số giống cây ngắn ngày như bắp, du đủ, hoa màu,…

CÁCH KÍCH THÍCH CÂY NHÃN RA HOA VÀ QUY TRÌNH CHĂM SÓC
Đắp mô, bồi liếp:

Trong khoảng 2 năm đầu tiên khi xuống giống, bà con cần thường xuyên đắp thêm đất khô vào chân mô để cho mô đất dưới gốc cây to và rộng hơn. Đến năm thứ 3 thì tiến hành vét bùn dưới đáy mương rồi bổi thêm một lớp mỏng khác từ 2-3cm trong quá trình làm gốc và bón phân. Trường hợp bà con trồng nhãn trên đất thịt pha sét thì nhớ phải bón thêm phân hữu cơ, để cho bộ rễ của cây nhãn phát triển tốt hơn.

Làm cỏ:

Để hạn chế tình trạng canh tranh dinh dưỡng, bà con cần phải làm cỏ thường xuyên xung quanh gốc cây nhãn. Việc làm này đồng thời còn giúp loại bỏ đi nơi cư trú của các loài sâu bệnh gây hại. Bên cạnh việc làm cỏ thì cũng cần vun xới đất nhằm tạo sự thông thoáng cho bộ rễ, từ đó tăng khả năng trao đổi chất cho cây trồng. Lưu ý: Không sử dụng các loại thuốc xịt cỏ nói chúng, ngoài ra khi làm cỏ cũng không được xới quá xâu nếu không sẽ làm tổn thương bộ rễ cây nhãn.

Tưới nước:

Nhãn là loài cây ưa nước, và nếu được cung cấp đủ lượng nước cần thiết thì chúng sẽ phát triển nhanh, ra hoa và kết trái tốt. Tuy nhiên, nhãn cũng là giống cây chịu nước kém vì vậy vườn nhãn luôn cần có mương rãnh thoát nước vào mua mua. Với những khu vườn có khả năng ngập úng cao vào mùa mưa thì bà con cần tiến hành xây dụng hệ thống bờ bao vững chắc và kịp thời tháo nước ra khỏi vườn khi cần.

Tỉa cành nhánh:

Khi thu hoạch vụ mùa xong, chúng ta cần phải tỉa bớt đi những cành nhánh bị sâu bệnh, che khuất, cành vượt,… Ngoài ra, những cành nhánh sau khi thu hoạch xong cũng cần tỉa lại để cho chồi non có thể phát triển đồng loạt.

Cây thừa dinh dưỡng:

Biểu hiện của tình trạng thừa dinh dưỡng ở cây nhãn là là quá to, mỏng và xanh mướt. Nếu rơi vào trường hợp bà con có thể xử lý theo một trong hai cách sau đây:

Từ tháng 10 đến tháng 11 hãng năm, bà con hãy loại bỏ ngày những đầu cành khoảng 2-3 lá búp ( Triệt tiêu chồi dinh dưỡng), việc làm này đồng thời còn giúp kích thích ra tiết ra kích tố sinh sản ( Nếu thuận lợi thì trong năm tới đây cây sẽ trổ bông và cho bói).
Nếu phát hiện ra những cây ra lộc đông ( Khoảng tháng 10-11) mới nhú ra tầm 1cm thì hãy đào rãnh xung quanh gốc nhãn ( Kích thước rãnh từ 30-40cm sâu và 15cm rộng) và để khô không tưới nước trong vòng 1 tuần thì lộc sẽ tự động rút lại.
Cây thiếu dinh dưỡng:

Với những cây xấu, đất trồng cằn cỗi không thể cho cây ra hoa được thì cần phải bổ sung thêm Kali và phân lân để bón đều xung quanh gốc. Dùng cuốc xới nhẹ đất xung quanh gốc cho đến chiều rộng của tán cây rồi mới tiến hành bón phan, sau đó thì phủ lên một lớp bùn để giữ ẩm.

Còn với những cây ra hoa nhưng cho quá có chất lượng kém thì nên dùng loại phân bón lá khi cây ra lộc, ngoài ra kết hợp bón tro bếp và NPK xung quanh gốc (Chiều rộng kh vực bón dựa vào bề rộng của tán cây).
Cách xử lý cho nhãn ra hoa theo ý muốn:

Cách 1: Tỉa những cành nhánh củ dài khoảng 10-20cm để giúp cây ra đọt mới. Sau khoảng 15 ngày từ khi tỉa cành thì đọt mới sẽ bắt đầu nhú ra, lúc này bà con cần tiến hành bón phân. Và khi những đọt non đã chuyển dần sang màu xanh thì bắt đầu khoanh vỏ nhằm kích thích cho cây trổ bông. Bà con tiến hành khoanh vỏ theo hình xoắn ốc trên các cành chính, bề rộng vết khoanh khoảng 5mm và cạn để cành có thể nhanh chóng phục hồi lại. Tiếp sau đó thì dùng dây nilon để quắn lại vết khoanh (Tránh trường hợp cây liền vỏ quá nhanh và gây ảnh hướng đến quá trình trổ bông). Lưu ý: Chỉ nên khoanh tầm 2/3-3/4 số cành, phần còn lại để nuôi rễ cây. Thời điểm khoanh vỏ cần lựa chọn phù hợp (Khi lá non vừa chuyển sang xanh nhạt), bổ sung phấn bón đầy đủ, những vết khoanh nên dùng thuốc quét lên để tránh cho sâu bệnh xâm nhập.
Cách 2: Để cây nhãn có thể trổ bông trái mùa thì bà con có thể dùng thuốc KNO3 1% để phân trực tiếp lên mầm cây (Ngay khi đọt vừa ra lá lụa). Lưu ý: Với cách này thì bà con chỉ nên áp 1dung5 mỗi năm một lần vào mùa nghịch, còn với nhụng vụ mùa chính thì cứ áp dụng cách cắt tỉa cành và bón phân cho cây ra hoa một cách tự nhiên.

Trả lời